Chiến lược kinh doanh Đặng Lê Nguyên Vũ

Quan điểm của ông là "chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu", với mục tiêu đưa công ty Trung Nguyên sẽ là là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới.[20]

Đặng Lê Nguyên Vũ phát triển sách lược Tôn Tử áp dụng vào phát triển công ty, đẩy Trung Nguyên đi từ thương hiệu cà phê số 1 của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó thì mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu, và gần đây là câu chuyện thiền và sự kiện "thông linh", được bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại, trở thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại".[3]

Theo Đỗ Hòa, cựu CEO Trung Nguyên, Trung Nguyên không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo. Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân.[3]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đặng Lê Nguyên Vũ http://www.forbes.com/sites/forbesasia/2012/07/25/... http://www.ft.com/intl/cms/s/0/b78148b0-7111-11e0-... http://intelligenttravel.nationalgeographic.com/20... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghie... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/tru... http://nguoitienphong.vnexpress.net/doanh-nhan-chi... http://nguoitienphong.vnexpress.net/trang-chu.html http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/starbuck... http://www.baogiaothong.vn/cuu-ceo-trung-nguyen-da... http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/khong-phai...